Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

ĐÊM KHÔNG NGỦ

Sương khuya nén rụng bên thềm
Sợ mang hơi lạnh cho mềm lòng ai
Chợt nghe có tiếng thở dài
Dường như ai đó chờ ai lâu rồi.

                                           Thanh Hoa

ĐÊM KHÔNG NGỦ

ĐÊM KHÔNG NGỦ

Đêm dài không ngủ
Bởi nhớ người yêu
Con tim thổn thức
Muốn nói bao điều
Người yêu ơi hỡi người yêu
Ước gì anh được sớm triều bên em
Ngày ngày anh được gọi tên
Đêm đêm nâng"Ngọc" cho quên sự đời.
Tôi thầm trách ở ông trời
Sao ông lỡ để "Nở Bồi" xa nhau.

 VĂN ĐỨC ngày 28-7.


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN BẤT TỬ
hoooHôm nay ngày 27/7 năm 2011.Cả nước náo nức kỷ niệm 64 năm thành lập ngày thương binh liệt sỹ    27/7/1947 - 27/7/2011.Hòa chung không khí của ngày hội ấy. Đảng bộ và nhân dân thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức "Lễ dâng hương - thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ". Với ý nghĩa đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã cống hiến, hy sinh tuổi tuổi thanh xuân cho tương lai tươi sáng của dân tộc.Đây là một niềm động viên, an ủi vô cùng to lớn của đảng và nhà nước ta, một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa". Bản thân tôi là một người cháu của anh hùng Liệt Sỹ, là con của một đồng chí Thương Binh.Tôi rất thấu hiểu sự hi sinh cao cả của các anh  thật là vĩ đại.Nỗi đau xót của các gia đình khi mất đi những người thân yêu ruột thịt của mình .Vết thương lòng ấy không có gì bù đắp nổi.Hôm nay tôi rất cảm động khi được đốt ngọn lửa hồng, thắp nén nhang thơm kính viếng hương hồn các anh.Để tỏ lòng thành kính tri ân sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã ngã xuống nơi  mảnh đất mẹ thân yêu , vì màu xanh của tổ quốc.Trước khói hương nghi ngút tôi không dấu được cảm xúc của mình .Tôi có viết vài dòng thơ để kính cáo hương hồn các anh :
       Dưng dưng thắp nén trầm hương
Kính dâng tưởng niệm linh hồn rạng danh
Đổ bao xương máu tuổi xanh
Xả thân cứu nước hy sinh cho đời

Tấm gương anh dũng sáng ngời
Ông cha ghi nhớ truyền đời cháu con
Dù cho sông cạn đá mòn
Anh hùng Liệt Sỹ vẫn còn lưu danh

Linh hồn bất tử các anh
Nhân dân ghi khắc sử xanh tụng truyền.
VĂN ĐỨC.

TÔI YÊU QUÊ HƯƠNG

















Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ

                                            NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ    
                                                    "THẬP NHỊ GIA TIÊN"  
    
             Chí Linh là một thị xã trẻ vừa miền núi vừa trung du, nằm ở phía ông Bắc của tỉnh Hải Dương. Một miền đất địa linh nhân kiệt nơi đây có cả thế đất tứ linh: Long Ly Quy Phượng... Là nơi "non quần thủy tụ", địa hình hiểm yếu nhưng thuận lợi về giao thông thủy bộ, có một quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam cổ kính dày đặc như: Côn Sơn , Kiếp Bạc,Chu Văn An,Thanh Mai, đền Cao, đền Sinh - đền Hóa...Là nơi lưu giữ bao dấu tích, bao mốc son chói lọi, bao trang sử hào hùng cuả dân tộc.Tất cả đã hòa quyện hun đúc, tạo nên nhân tài khí thiêng sông núi.
            Vùng quê non nước Lạc Đạo xưa, nay thuộc xã an lạc thị xã Chí linh. Có ngôi đền thờ tên gọi "đền Cao". Đền tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Thiên Bồng có rừng lim cổ thụ  tỏa bóng mát quanh năm ôm ấp lấy ngôi đền, là nơi ẩn chứa bao giá trị văn hóa tâm linh. Nơi dây có 99 ngọn núi tượng trưng cho 99 con voi chầu về. Theo thuyết phong thủy phương đông đây là đất phát tích công hầu danh tướng.
            Đền cao thờ đức thánh "Thiên Bồng Đại Tướng Quân", là một trong năm vị chủ tướng có công phù giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống năm 981. Ngôi đền chính là nơi lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán, thần tích điển tích và bí sử. Truyền thuyết về vương phụ vương mẫu của 5 vị tướng; huyền thoại về công trạng và sự sinh hóa ly kỳ của 5 vị tướng họ vương. Đặc biệt trong cung cấm của đền Cao còn lưu giữ một bản ngọc phả nói về cụ tổ "Thập nhị gia tiên":
             Vào khoảng những năm sau công nguyên, thời Bắc thuộc nước ta  bị giặc Hán đô hộ. Chúng biến nước ta làm một quận, gọi là quận Giao Chỉ, nhà Hán đã thực hiện chính sách đồng hóa toàn diện người Việt với chính sách "giết phu hiếp phụ", chúng đã càn quét và săn lùng và giết chết hết đàn ông, con trai ngươi Giao Chỉ, bắt phụ nữ phải lam nô lệ tỳ thiếp cho quân đô hộ để nhằm làm mất đi giống nòi người Việt. Tại Dược Đậu  Trang xã Lạc Đạo, Huyện Bàng Châu Phủ Nam Sách Trấn Hải Dương nay thuộc(xã An Lạc -Thị xã Chí linh - Hải Dương).
           Tất cả đàn ông đều bị giặc phương Bắc kiếm tìm chém giết, nhưng tại khu rừng giếng chùa tháp dưới chân Di tích Đền Cao đã xảy ra một huyền thoại như sau: Trong khi giặc phương Bắc truy tìm chém giết, chúng dẫn theo chó săn càn quét ở khắp nơi trong khi rừng, dứa rừng cây rậm rạp. Lũ chó đánh hơi thấy người ẩn náu, đã cắn vang lên báo hiệu, lũ giặc ra sức tìm kiếm theo hướng chó săn, dùng đao kiếm chém vào những  nơi chúng nghi là có người đang trốn. Khi bọn giặc tìm đến đúng nơi có người đang ẩn náu chúng đã dùng kiếm và đao chém mạnh vào những bụi dứa xung quanh, chúng đã chém đứt một cánh tay của người đàn ông trốn trong bụi dứa. Bỗng nhiên có một con cáo từ trong bụi dứa lao vụt ra, chó săn và lũ giặc liền rượt đuổi theo, bọn giặc cho rằng chó đánh hơi thấy Cáo chứ không phải người cho nên chúng dừng lại không tìm kiếm nữa, chúng đã đi theo hướng khác. Vì vậy người đàn ông duy nhất trong làng đã may mắn thoát chết.
            Để mở mang lãnh thổ, với mục đích định cư lâu dài giặc Bắc đã tuyển chọn 12 thiếu nữ để trồng các loài hoa đặc biệt là loài hoa Dành Dành, Chúng cho trồng loài hoa này với mục đích  nếu cây tươi tốt ra hoa kết trái, chúng sẽ cho xây dựng căn cứ lâu dài. Hàng ngày 12 cô gái đảm nhiệm việc trồng và chăm sóc hoa. Rất may mắn người đàn ông sống xót đã gặp được mười hai cô gái, ông đã được cứu sống nhờ các cô gai nén đưa cơm nước hàng ngày. Ông đã bày mưu cho mười hai cô gái đánh lừa bọn giặc bằng cách đun nước nóng để tưới hoa, không tưới trực tiếp vào gốc cây mà tưới từ xa tưới lại để cho cây héo từ từ. Quả nhiên sau một thời gian các cây hoa đã chết dần, lũ giặc đã bị mắc lừa chúng cho rằng đất ở đây không màu mỡ cằn cỗi, hay đã phạm vào long mạch không thể sinh sống ở đây được, nên chúng đã lẳng lặng rút đi bỏ mặc mười hai cô gái trong rừng.
           Sau khi lũ giặc đi khỏi người đàn ông đã lấy mười hai cô gái làm vợ, các bà vợ lần lượt sinh con và các con đêù lấy theo họ của mẹ, các họ như: Dương, Mạc, Phạm, Đào, Cao, Lỗ, Nguyễn, Đỗ, Hoàng, Bùi, Lê, Tạ. Từ đó trở đi mười hai dòng họ phát triển từ đời này qua đời khác, người đàn ông duy nhất ấy đã được suy tôn là: "Ông Tổ của mười hai dòng họ".Khi Ông tổ qua đời người dân thương tiếc, làm các thủ tục mai táng, xây lên một ngôi mộ lớn, gọi là mộ Tổ Thập Nhị Gia Tiên.
            Mộ được xây dựng ngay trong khu vườn dứa trước kia, dưới gốc cây lim già trên tám trăm năm tuổi (cây lim tổ cao tuổi nhất của rừng lim An Lạc). Hàng năm cứ đến ngày mười năm tháng mười âm lịch ban quản lý Di tích Đền Cao, nhân dân xã An Lạc, mười hai dòng họ có tên trên, cùng tất cùng các quý khách thập phương long trọng tổ chức lễ giỗ tổ "Thập Nhị Gia Tiên".Đặc biệt trong ngày hội có mười ba tuần tế, trong đó có một tuần tế "Cáo". Tế Cáo với ý nghĩa xin phép cụ Tổ, xin phép Đức Thánh cho mở hội, ngoài ra còn có ý nghĩa tế Ông Cáo (đã cứu sống cụ Tổ). Có một việc rất lạ kỳ, là trên thân cây lim tổ đã nhú ra một cái bừu rất lớn, hình thù như một ông Cáo nằm gọn trên thân cây. Đây là một điểm hấp dẫn lôi cuốn đối với bất kỳ một ai khi về đây tham quan chiêm bái. Lễ tế Cáo gồm thủ lợn và mâm xôi nhuộm quả Dành Dành màu vàng. Mâm xôi màu vàng đã gợi nhớ tới loài hoa Dành Dành xưa đã phải hy sinh cho sự trường tồn và phát triển của mười hai dòng họ Việt Cổ.                         


VĂN ĐỨC












nháp
nháp
00
nháp

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

GỬi TÌNH VỚI TRI Ân

 
 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011...
 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011

kính chào ban lãnh đạo và các thành viên của xóm "Tri ân cuộc đời".
Xin đươc chân thành cảm ơn xóm ''TRI Ân''đã yêu thuowng và giúp đỡ để ''VAN DUC BLOGC" được trở thành thành viên của xóm TRI AN. 
Tôi xin phép được giới thiệu đôi chút về bán thân.Lý lịch trích ngang:Họ tên: Phan văn ĐứcSinh năm 1982Quê quán: Phường Hoàng Tân - Thị xã Chí  Linh -Hải DươngNghề nghiệp hiện nay:Cán bộ Ban Quản Lý Di Tích Thị xã Chí LinhHôm nay tôi rất vui mừng phấn khởi vì được ra nhập xóm tri ân.cũng là tự hào và vinh dự vì đã được ban lãnh đạo hội cho phép và công nhận tôi là :"Tân thành viên" của hội.Để bày tỏ tấm lòng của mình với hội tôi xin gửi tới ban lãnh đạo, cũng như toàn thể các hội viên lời cảm ơn sâu sắc .Chúc các hội viên luôn dồi dào sức khỏe ,hạnh phúc an vui và thành công hơn nữa trong cuộc sống.Ngày đầu lên trang blog này tôi con rất nhiều bỡ ngỡ .Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thành viên trong hội, để sẻ chia tình cảm của mình .Tôi mạo muội có vài câu thơ gửi tặng xóm "Tri ân".
 
 
 
       TÌNH TRI ÂN
 
 
  Nghe danh"TRI" hội đã lâu
Nhưng mà chưa được gặp nhau một lần
Hôm nay vào hội tri ân
Trước là chia sẻ sau gần nhau hơn
Cách xa cả dãy Trường Sơn
Lòng tôi đã thấy tình thân dạt dào
Biển kia sóng vỗ thì thào
Gửi tình tôi vào với hội tri ân
Tri ân tỏ sự biết ơn
Vui buồn chia sẻ giận hờn có nhau
Vần thơ tôi viết đôi câu
Gửi tới quý hội nhịp cầu yêu thương.
                     
 
                              VĂN.ĐỨC

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

TỰ GIỚI THIỆU

KÍNH CHÀO CÁC BÁC XÓM TRI ÂN. EM XIN KÍNH CHÚC CÁC BÁC LUÔN MẠNH KHỎE, TRẺ MÃI VỚI NGUỒN THƠ VÀ CHO EM ĐƯỢC LÀ THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN TRI ÂN CUỘC ĐỜI MÀ EM LUÔN NGƯỠNG MỘ