Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

KÝ ỨC MẪU SINH
(Đền Sinh - An Mô - Lê Lợi  - Chí Linh - Hải Dương)

Mưa xuân gió hát thảnh thơi
Trên đồi bướm dạo quanh nơi hoa vàng
Thông xanh Lau trắng ngàn Sim
Chim Oanh ríu rít líu lô tâm tình
Con về Mẫu Mẹ đền Sinh
Về nơi tâm đức tình người vẹn nguyên
Tiếng chuông ngân vọng sườn non
Thạch bàn toang đá dấu son lưu truyền

VĐ :27 /8 /2011

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

VÔ ĐỀ

"Tri Ân "ơi có tự bao giờ
Tình nồng nghĩa thắm ngát bờ biển xanh
Các cô các bác các anh
Thả hồn theo bút nổi danh một thời
"Tri Ân" ngọn đuốc sáng ngời
Thắp lên rạng rỡ đất trời Việt Nam

VĂN ĐỨC
 Mạnh Thu Tân Mão Niên
VÔ TÌNH

Có người con gái mải vui
Lãng quên đi hết những lời yêu thương
Kẻ đi chẳng chút vấn vương
Để người ỏ lại sầu thương cõi lòng

VĂN ĐỨC
 8 / 8 / 2011
DẤU THIÊNG
 (Đền Cao - An Lạc - Chí Linh - Hải Dương)

Tháng giêng lễ hội "Đền Cao"
Khắp miền "An Lạc" ngạt ngào khói hương
Tao nhân mặc khách bốn phương
Du xuân cầu đảo tầm đường Thánh ban
Nhân khốn khó, kẻ giàu sang
Ai ai đều muốn mở mang đời mình
Đền thiêng kiến trúc nhỏ xinh
Thờ ngũ vị Thánh hiển vinh sáng ngời
Tâm linh chốn ấy cao vời
Đã bao thế hệ nối đời dựng xây
"Thiên Bồng" tên Núi là đây
Rừng Lim cổ thụ tháng ngày xanh tươi
Tỏa che bóng mát cho đời
Hỏi đây ngỡ phải cảnh Trời cõi Tiên
Bóng người lồng với thiên nhiên
Phô bày cảnh sắc kỳ duyên bất ngờ
 Đền cao có tự ...Bao giờ ?

VĂN ĐỨC
Thứ hai, ngày 8 / 8 /2011.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

YÊU VỢ

Vợ tôi bản tính thật thà
Suy đi xét lại quả là hiền ngoan
Tuy đôi lúc tính có gan
Nhưng ôi! Tình cảm chứa chan lòng người
Má hồng môi thắm hay cười
Kính cha yêu mẹ tuyệt vời không hai
Dáng người tựa thể cành Mai
Đào tơ liễu yếu sánh vai bên chồng
Cuộc đời vất vả long đong
Thương thay trách phận má hồng ai ơi
Tôi yêu vợ nhất trên đời
                         Nguyện thề đi tận chân trời cùng em.


                                                             VĂN ĐỨC  7 /8 / 2011
ÔNG TỔ CỦA CÂY VẢI THIỀU

"Thuý Lâm đất bụt trời tiên
Ai đi tới đó kết duyên không về"

        Câu ca dao ấy bắt nguồn từ quê hương vải Thúy Lâm - Thanh Sơn - Thanh hà - Hải Dương. Ngợi ca mảnh đất thấm đượm tình người.
        Cách ngôi đình làng thúy Lâm ấy khoảng 400m về phía Đông có cây vải Tổ - cây vải thiều đầu tiên của quê hương Thanh hà - Hải dương. Cây vải có nguồn gốc do cụ Hoàng Văn Cơm , tự Phúc Thành (1848 - 1923)lấy giống từ hạt vải Thiều Châu ( Trung Quốc), trong một lần dự tiệc với người Hoa Kiều tại Hải phòng. Vào năm1870 cụ  đã đem về trồng tại quê hương.
        Do  thích hợp với đất phù sa vên sông Thái bình và khí hậu khu vực, cây vải lên cây vải đã phát triển khá nhanh và trở thành cây cổ thụ của xứ vải Thúy Lâm. Đến nay cây có niên đại 141 năm trưởng thành.Từ cây vải đầu tiên ấy, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân ra vườn nhà, tặng cho người thân trong gia tộc và làng xã. Hiện tại Thúy Lâm có 8 cây vải thuộc thế hệ thứ 2 (Con) trong vườn vải tổ rộng 526,9m được khoanh vùng bảo vệ.
        Đến nay , vải Thúy Lâm đã được nhân giống và phát triển rộng dãi khắp nơi trong cả nước, và phát  triển sang cả một số nước bạn : Cam Pu Chia , Lào , Cu Ba . Mặc dầu vậy vải thiều ở đây vẫn mang một hương vị đặc trưng và độc đáo khác biệt xứng đáng với giá trị của cây vải tổ. Cổ nhân đã từng ca ngợi :
"Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía , thịt Vải như thủy tinh , như dáng tuyết, vị ngọt đậm ăn vào thấy hương thơm tưởng như chứa thứ rượu tiên trên đời ", nhân dân vẫn có câu : "Cam Phù Tải Vải Thúy Lâm". Và ghi nhận đây là một giống cây quả đặc sản của tỉnh Hải Dương.
        Kế tục truyền thống " Ăn quả nhớ người trồng cây " , cán bộ và nhân dân Thúy Lâm - Thanh Hà đã xây miếu và tạc tượng thờ cụ Hoàng Văn Cơm ngay gần cây vải tổ do chính tay cụ trồng.  Đồng thời suy tôn cụ là "Ông Tổ Vải Thiều" .

Theo "Hải Dương Di Tích Và Danh Thắng"

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

ĐÁM TANG TRẦN HƯNG ĐẠO

           Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.Vị tướng thiên tài có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Những năm đất nước thái bình ông về sống ở Vạn Kiếp (tức vị trí đền Kiếp Bạc ngày nay). Khi ông lâm bệnh nặng. Trần Anh Tôn (vua Trần) về thăm viếng bệnh Người và hỏi Người về kế sách giữ nước, Trần Hưng Đạo có khuyên vua Trần rằng: "Có thu dụng được quân lính như cha con thì mới dùng được, vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ đó là thượng sách để giữ nước đấy".

           Năm Hưng Long thứ tám (1300) ngày 20 - 8 trái tim người anh hùng đã ngừng đập, chút  hơi thở cuối cùng ở nhà riêng tại Vạn Kiếp.Theo truyền thuyết đám tang của người có trên 70 quan tài xuất phát cùng một giờ, đưa tang cùng một lúc, rải ra khắp vùng Vạn Kiếp, vợ con ông cũng chia đều ra các đám tang.

          Còn riêng người anh hùng trước khi chết có dặn lại con cháu rằng "Ta chết tất phải hỏa táng cho xương vào những ống tròn chôn vào vườn An Lạc, sau đó trồng cây như cũ người đời sau không biết đâu mà tìm".
Hiện nay tại đền Kiếp Bạc về phía Nam cách đền chừng 100m có quả đồi nhỏ nằm giữa đồng, dân gian quen gọi đó là Vương Lăng (Viên mộ của Trần Hưng Đạo). dãy núi Nam Tào được gọi là Dược Sơn có một ngọn, dân trong vùng thường gọi là núi Lăng (Núi mộ của Trần Hưng Đạo).

            Theo Phạm Hồng trích trong : "Đền Kiếp Bạc Và Truyền Thuyết"