Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

KÝ ỨC MẪU SINH
(Đền Sinh - An Mô - Lê Lợi  - Chí Linh - Hải Dương)

Mưa xuân gió hát thảnh thơi
Trên đồi bướm dạo quanh nơi hoa vàng
Thông xanh Lau trắng ngàn Sim
Chim Oanh ríu rít líu lô tâm tình
Con về Mẫu Mẹ đền Sinh
Về nơi tâm đức tình người vẹn nguyên
Tiếng chuông ngân vọng sườn non
Thạch bàn toang đá dấu son lưu truyền

VĐ :27 /8 /2011

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

VÔ ĐỀ

"Tri Ân "ơi có tự bao giờ
Tình nồng nghĩa thắm ngát bờ biển xanh
Các cô các bác các anh
Thả hồn theo bút nổi danh một thời
"Tri Ân" ngọn đuốc sáng ngời
Thắp lên rạng rỡ đất trời Việt Nam

VĂN ĐỨC
 Mạnh Thu Tân Mão Niên
VÔ TÌNH

Có người con gái mải vui
Lãng quên đi hết những lời yêu thương
Kẻ đi chẳng chút vấn vương
Để người ỏ lại sầu thương cõi lòng

VĂN ĐỨC
 8 / 8 / 2011
DẤU THIÊNG
 (Đền Cao - An Lạc - Chí Linh - Hải Dương)

Tháng giêng lễ hội "Đền Cao"
Khắp miền "An Lạc" ngạt ngào khói hương
Tao nhân mặc khách bốn phương
Du xuân cầu đảo tầm đường Thánh ban
Nhân khốn khó, kẻ giàu sang
Ai ai đều muốn mở mang đời mình
Đền thiêng kiến trúc nhỏ xinh
Thờ ngũ vị Thánh hiển vinh sáng ngời
Tâm linh chốn ấy cao vời
Đã bao thế hệ nối đời dựng xây
"Thiên Bồng" tên Núi là đây
Rừng Lim cổ thụ tháng ngày xanh tươi
Tỏa che bóng mát cho đời
Hỏi đây ngỡ phải cảnh Trời cõi Tiên
Bóng người lồng với thiên nhiên
Phô bày cảnh sắc kỳ duyên bất ngờ
 Đền cao có tự ...Bao giờ ?

VĂN ĐỨC
Thứ hai, ngày 8 / 8 /2011.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

YÊU VỢ

Vợ tôi bản tính thật thà
Suy đi xét lại quả là hiền ngoan
Tuy đôi lúc tính có gan
Nhưng ôi! Tình cảm chứa chan lòng người
Má hồng môi thắm hay cười
Kính cha yêu mẹ tuyệt vời không hai
Dáng người tựa thể cành Mai
Đào tơ liễu yếu sánh vai bên chồng
Cuộc đời vất vả long đong
Thương thay trách phận má hồng ai ơi
Tôi yêu vợ nhất trên đời
                         Nguyện thề đi tận chân trời cùng em.


                                                             VĂN ĐỨC  7 /8 / 2011
ÔNG TỔ CỦA CÂY VẢI THIỀU

"Thuý Lâm đất bụt trời tiên
Ai đi tới đó kết duyên không về"

        Câu ca dao ấy bắt nguồn từ quê hương vải Thúy Lâm - Thanh Sơn - Thanh hà - Hải Dương. Ngợi ca mảnh đất thấm đượm tình người.
        Cách ngôi đình làng thúy Lâm ấy khoảng 400m về phía Đông có cây vải Tổ - cây vải thiều đầu tiên của quê hương Thanh hà - Hải dương. Cây vải có nguồn gốc do cụ Hoàng Văn Cơm , tự Phúc Thành (1848 - 1923)lấy giống từ hạt vải Thiều Châu ( Trung Quốc), trong một lần dự tiệc với người Hoa Kiều tại Hải phòng. Vào năm1870 cụ  đã đem về trồng tại quê hương.
        Do  thích hợp với đất phù sa vên sông Thái bình và khí hậu khu vực, cây vải lên cây vải đã phát triển khá nhanh và trở thành cây cổ thụ của xứ vải Thúy Lâm. Đến nay cây có niên đại 141 năm trưởng thành.Từ cây vải đầu tiên ấy, cụ Hoàng Văn Cơm đã chiết cành nhân ra vườn nhà, tặng cho người thân trong gia tộc và làng xã. Hiện tại Thúy Lâm có 8 cây vải thuộc thế hệ thứ 2 (Con) trong vườn vải tổ rộng 526,9m được khoanh vùng bảo vệ.
        Đến nay , vải Thúy Lâm đã được nhân giống và phát triển rộng dãi khắp nơi trong cả nước, và phát  triển sang cả một số nước bạn : Cam Pu Chia , Lào , Cu Ba . Mặc dầu vậy vải thiều ở đây vẫn mang một hương vị đặc trưng và độc đáo khác biệt xứng đáng với giá trị của cây vải tổ. Cổ nhân đã từng ca ngợi :
"Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía , thịt Vải như thủy tinh , như dáng tuyết, vị ngọt đậm ăn vào thấy hương thơm tưởng như chứa thứ rượu tiên trên đời ", nhân dân vẫn có câu : "Cam Phù Tải Vải Thúy Lâm". Và ghi nhận đây là một giống cây quả đặc sản của tỉnh Hải Dương.
        Kế tục truyền thống " Ăn quả nhớ người trồng cây " , cán bộ và nhân dân Thúy Lâm - Thanh Hà đã xây miếu và tạc tượng thờ cụ Hoàng Văn Cơm ngay gần cây vải tổ do chính tay cụ trồng.  Đồng thời suy tôn cụ là "Ông Tổ Vải Thiều" .

Theo "Hải Dương Di Tích Và Danh Thắng"

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

ĐÁM TANG TRẦN HƯNG ĐẠO

           Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.Vị tướng thiên tài có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Những năm đất nước thái bình ông về sống ở Vạn Kiếp (tức vị trí đền Kiếp Bạc ngày nay). Khi ông lâm bệnh nặng. Trần Anh Tôn (vua Trần) về thăm viếng bệnh Người và hỏi Người về kế sách giữ nước, Trần Hưng Đạo có khuyên vua Trần rằng: "Có thu dụng được quân lính như cha con thì mới dùng được, vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ đó là thượng sách để giữ nước đấy".

           Năm Hưng Long thứ tám (1300) ngày 20 - 8 trái tim người anh hùng đã ngừng đập, chút  hơi thở cuối cùng ở nhà riêng tại Vạn Kiếp.Theo truyền thuyết đám tang của người có trên 70 quan tài xuất phát cùng một giờ, đưa tang cùng một lúc, rải ra khắp vùng Vạn Kiếp, vợ con ông cũng chia đều ra các đám tang.

          Còn riêng người anh hùng trước khi chết có dặn lại con cháu rằng "Ta chết tất phải hỏa táng cho xương vào những ống tròn chôn vào vườn An Lạc, sau đó trồng cây như cũ người đời sau không biết đâu mà tìm".
Hiện nay tại đền Kiếp Bạc về phía Nam cách đền chừng 100m có quả đồi nhỏ nằm giữa đồng, dân gian quen gọi đó là Vương Lăng (Viên mộ của Trần Hưng Đạo). dãy núi Nam Tào được gọi là Dược Sơn có một ngọn, dân trong vùng thường gọi là núi Lăng (Núi mộ của Trần Hưng Đạo).

            Theo Phạm Hồng trích trong : "Đền Kiếp Bạc Và Truyền Thuyết"
HƯNG ĐẠO VƯƠNG CHÉM GIẶC "PHẠM NHAN"

         Cách đền Kiếp Bạc 100m về phía đông bắc bên dòng sông Thương có di tích một ngôi nghè. Theo truyền thuyết ngôi nghè đó thờ bà bán hàng cơm đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân xam lược Mông ở thế kỷ 13.
          Khi quân Nguyên Mông tràn sang xâm lược nước ta. Người chủ quán đó được Hưng Đạo Vương tin cậy , giao nhiệm vụ theo dõi, quan sát các đội binh thuyền của giặc và sự di chuyển hoạt động của chúng qua những binh lính vào ăn uống rồi mật báo về để người kịp thời đối phó.
Một hôm có người ăn vận đồ xanh, tướng người hung dữ. Vào ăn hàng và uống rượu , bà dò hỏi tên tuổi biết được đó là tên tướng giặc mang tên Phạm Nhan.
         Theo truyền thuyết, Phạm Nhan sinh ở Việt Nam, bố là người Tàu mẹ là người Việt. Hắn bỏ sang Tàu xin nhập vào đội quân xâm lược nhà Nguyên. Biết được nguồn gốc xuất thân của hắn.Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt tin dùng, phong làm tướng giúp cho con trai hắn là thái tử Thoát Hoan đi xâm lược Đại Việt.
khi đã tiếp rượu cho tên tướng giặc uống say, bà chủ quán mới lựa dò hỏi hắn : "Nghe nói tướng quân tài giỏi có nhiều phép màu phải không ạ?"
          Trong lúc say rượu tên tướng giặc khoe khoang về tà nghệ của mình. Hắn nói :"Ta có ngũ phép (Năm phép) thần thông, người đang to hóa nhỏ, không dây nào chói được, chém đầu này mọc đầu khác".
Tướng quân tài giỏi như vậy còn sợ ai chém nữa.
Tướng giặc nói : "Muốn chói ta phải bằng chỉ ngũ sắc thì ta không hóa nhỏ được, muốn chém đầu ta không mọc được đầu khác, phải dùng vôi tôi, phân gà sáp và bồ hóng bếp bôi lên lưỡi kiếm".
Hiện tướng quân đang chỉ huy ở thuyền nào?
Tên tướng giặc chỉ xuống chiếc thuyền to nhất đậu ở bến sông:
Trong thuyền có nguyên soái Ô Mã Nhi và ta chỉ huy.
         Nắm được việc đó, bà chủ quán đã kịp thời báo ngay về quân doanh cho Trần Hưng Đạo biết.
Tại trận Bạch Đằng lịch sử, đoàn thuyền chiến của giặc sa vào bãi cọc ngầm của ta bày sẵn. Đoàn thuyền tan vỡ chìm xuống lòng sông. Quân ta tràn lên thuyền soái của Ô Mã Nhi bắt sống tên tướng giặc và Phạm Nhan. Hưng Đạo Vương sai lấy chỉ ngũ sắc chói chặt Phạm Nhan lại.
          Khi ra pháp trường Phạm Nhan thấy vôi, phân gà sáp và bồ hóng đã bôi lên lưới kiếm, hắn sợ hãi vô cùng biết chắc là sẽ chết, hắn xin được nói lời cuối cùng, để mở lượng khoan dung. Hưng Đạo Vương cho hắn được nói lời cuối trước khi chết. Hắn nói : Xin chém ta làm ba đoạn,  một đoạn vất xuống sông, một đoạn vất lên bờ, còn một đoạn vất lên rừng.
         Hưng Đạo Vương sai chém hắn thành ba đoạn, vất mỗi đoạn một nơi theo yêu cầu của hắn. Đoạn vất xuống sông biến thành con Đỉa, đoạn vất lên rừng biến thành con Vắt, đoạn vất lên bờ biến thành con Muỗi. Ngày nay mỗi khi gặp những con vật đó nhân dân thường gọi là giặc Phạm Nhan. Còn bà chủ quán hàng cơm được phong chức "Thiên Hương Ngọc trinh công chúa".
khi bà qua đời để tỏ lòng biết ơn người có công với nước, nhân dân lập nghè thờ tại quán hàng của bà.

 Văn Đức ST: Trích trong "Đền kiếp bạc và truyền thuyết"

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

ĐÁM CƯỚI ÔNG LÃO TÁM HAI

        Cách đây vài chục năm, tại phường Mai Thúc Loan. Nội thành Huế có một cụ già tám mươi hai tuổi kết duyên cùng với một cô gái tuổi vừa tròn hai mươi.Chú rể già đội khăn dóng, mặc áo gấm xanh trông còn rất phong độ.Cô dâu trẻ mặc áo dài, đầu chít khăn vành trông thật xinh tươi. Nhưng do không cân xứng về tuổi tác lên trông thật kệch cỡm. Đám cưới diễn ra được mọi người rất chú ý và gây dư luận xôn xao. Ai cũng thì thầm bàn tán, họ bảo ông già cập kề miệng lỗ rồi mà còn mê gái tơ, và cô dâu trẻ chung thế sao lại đi lấy một
 ông già bằng tuổi ông, tuổi cụ làm chồng cho phí tuổi thanh xuân. Có người đã làm bài thơ để bào chữa cho cặp vợ chồng già trẻ ấy bài thơ :
VÌ TÌNH VÌ TIỀN

Ông kia đã trở về già
Cùng cô gái nọ la cà kết duyên
Có người lại bảo ông điên
Đã già sao lại còn nghiền gái tơ
Ông bèn vác gậy ông quơ
Tuy ta già thật nhưng ta thiếu tình
Người kia lại bảo cô mình
Gái tơ sao lại kết tình ông cha
Cô kia vừa nói vừa la
Tuy ta trẻ thật nhưng ta thiếu tiền
Đời sao lắm chuyện cũng phiền
Vì tình là một vì tiền là hai
Hai điều cũng thiết cả hai
Mặc ma với đuốc chê bai làm gì
Thằng tôi cứ việc cười khì
Để cho thiên hạ mần chi thì mần
Nửa lời không giám can ngăn.

                                  Trích trong "Những giai thoại Huế"  1987                                                         

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

NGÓNG CHỜ

Em đang làm gì mà chẳng ghé thăm anh
Anh ngồi anh nhớ ngôi nhà tranh vẫn chờ
Đợi em cho tới bao giờ
Hồn anh hóa đá thẫn thờ vì em

VĐ     3 - 8 - 2011                                       



KÍNH TẶNG CHÚ "TÔ"

Tô Quang hay nói lại hay cười
Làng trên xóm dưới hiếm người nào chê

Tính tình vui vẻ hay ghê
Các cô các chị cứ mê mẩn người
Tuổi dù ngấp nghế sáu mươi
Nhưng còn phong độ chín mười phần cơ
Đêm đêm chú vẫn làm thơ
Gửi trang "Blog" đam mê tràn về

Đã từng chinh chiến trăm nghề
Nay đã trở về với chốn làng quê
Trong nhà 4 tử một thê
Ở giáp liền kề "Đền Hóa" tối linh
An Mô phong cảnh hữu tình
Long trầu Hổ phục tựa  hình Đế Vương
Bản tính chú vốn phi thường
Biết nhịn biết nhường lại rất khéo tay

Ai về Lê Lợi hôm nay
Ghé thăm: Nguyễn Dịp hỏi thầy Tô Quang.

VĂN ĐỨC    -    KT                                                                           


Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

BOY " ĐA TÌNH"

Sen tàn Cúc lại nở hoa
Đào phô sắc thắm Mai sa trên cành
Chân trời bát ngát màu xanh
Liễu kia vẫn rủ một mình đấy thôi
Oanh Vàng chợt hỏi Chìa Vôi
Hồng kia nước chảy hoa trôi bao lần
Chim khôn cất tiếng ân cần
Nhụy hoa dù nát nhiều phần vẫn non
Người con gái đã có con
Mà sao tình tứ sắc son mặn mà
Cứ làm lay động hồn ta
Khiến cho ta phải ngóng ra trông vào
 khi da diết lúc cồn cào
Con tim ước muốn gởi  trao tâm tình.

                       VĂN ĐỨC      1 - 8 -2011.                                                                    



Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

ĐÊM KHÔNG NGỦ

Sương khuya nén rụng bên thềm
Sợ mang hơi lạnh cho mềm lòng ai
Chợt nghe có tiếng thở dài
Dường như ai đó chờ ai lâu rồi.

                                           Thanh Hoa

ĐÊM KHÔNG NGỦ

ĐÊM KHÔNG NGỦ

Đêm dài không ngủ
Bởi nhớ người yêu
Con tim thổn thức
Muốn nói bao điều
Người yêu ơi hỡi người yêu
Ước gì anh được sớm triều bên em
Ngày ngày anh được gọi tên
Đêm đêm nâng"Ngọc" cho quên sự đời.
Tôi thầm trách ở ông trời
Sao ông lỡ để "Nở Bồi" xa nhau.

 VĂN ĐỨC ngày 28-7.


Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN BẤT TỬ
hoooHôm nay ngày 27/7 năm 2011.Cả nước náo nức kỷ niệm 64 năm thành lập ngày thương binh liệt sỹ    27/7/1947 - 27/7/2011.Hòa chung không khí của ngày hội ấy. Đảng bộ và nhân dân thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức "Lễ dâng hương - thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ". Với ý nghĩa đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã cống hiến, hy sinh tuổi tuổi thanh xuân cho tương lai tươi sáng của dân tộc.Đây là một niềm động viên, an ủi vô cùng to lớn của đảng và nhà nước ta, một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa". Bản thân tôi là một người cháu của anh hùng Liệt Sỹ, là con của một đồng chí Thương Binh.Tôi rất thấu hiểu sự hi sinh cao cả của các anh  thật là vĩ đại.Nỗi đau xót của các gia đình khi mất đi những người thân yêu ruột thịt của mình .Vết thương lòng ấy không có gì bù đắp nổi.Hôm nay tôi rất cảm động khi được đốt ngọn lửa hồng, thắp nén nhang thơm kính viếng hương hồn các anh.Để tỏ lòng thành kính tri ân sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã ngã xuống nơi  mảnh đất mẹ thân yêu , vì màu xanh của tổ quốc.Trước khói hương nghi ngút tôi không dấu được cảm xúc của mình .Tôi có viết vài dòng thơ để kính cáo hương hồn các anh :
       Dưng dưng thắp nén trầm hương
Kính dâng tưởng niệm linh hồn rạng danh
Đổ bao xương máu tuổi xanh
Xả thân cứu nước hy sinh cho đời

Tấm gương anh dũng sáng ngời
Ông cha ghi nhớ truyền đời cháu con
Dù cho sông cạn đá mòn
Anh hùng Liệt Sỹ vẫn còn lưu danh

Linh hồn bất tử các anh
Nhân dân ghi khắc sử xanh tụng truyền.
VĂN ĐỨC.

TÔI YÊU QUÊ HƯƠNG

















Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ

                                            NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ    
                                                    "THẬP NHỊ GIA TIÊN"  
    
             Chí Linh là một thị xã trẻ vừa miền núi vừa trung du, nằm ở phía ông Bắc của tỉnh Hải Dương. Một miền đất địa linh nhân kiệt nơi đây có cả thế đất tứ linh: Long Ly Quy Phượng... Là nơi "non quần thủy tụ", địa hình hiểm yếu nhưng thuận lợi về giao thông thủy bộ, có một quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam cổ kính dày đặc như: Côn Sơn , Kiếp Bạc,Chu Văn An,Thanh Mai, đền Cao, đền Sinh - đền Hóa...Là nơi lưu giữ bao dấu tích, bao mốc son chói lọi, bao trang sử hào hùng cuả dân tộc.Tất cả đã hòa quyện hun đúc, tạo nên nhân tài khí thiêng sông núi.
            Vùng quê non nước Lạc Đạo xưa, nay thuộc xã an lạc thị xã Chí linh. Có ngôi đền thờ tên gọi "đền Cao". Đền tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Thiên Bồng có rừng lim cổ thụ  tỏa bóng mát quanh năm ôm ấp lấy ngôi đền, là nơi ẩn chứa bao giá trị văn hóa tâm linh. Nơi dây có 99 ngọn núi tượng trưng cho 99 con voi chầu về. Theo thuyết phong thủy phương đông đây là đất phát tích công hầu danh tướng.
            Đền cao thờ đức thánh "Thiên Bồng Đại Tướng Quân", là một trong năm vị chủ tướng có công phù giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống năm 981. Ngôi đền chính là nơi lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán, thần tích điển tích và bí sử. Truyền thuyết về vương phụ vương mẫu của 5 vị tướng; huyền thoại về công trạng và sự sinh hóa ly kỳ của 5 vị tướng họ vương. Đặc biệt trong cung cấm của đền Cao còn lưu giữ một bản ngọc phả nói về cụ tổ "Thập nhị gia tiên":
             Vào khoảng những năm sau công nguyên, thời Bắc thuộc nước ta  bị giặc Hán đô hộ. Chúng biến nước ta làm một quận, gọi là quận Giao Chỉ, nhà Hán đã thực hiện chính sách đồng hóa toàn diện người Việt với chính sách "giết phu hiếp phụ", chúng đã càn quét và săn lùng và giết chết hết đàn ông, con trai ngươi Giao Chỉ, bắt phụ nữ phải lam nô lệ tỳ thiếp cho quân đô hộ để nhằm làm mất đi giống nòi người Việt. Tại Dược Đậu  Trang xã Lạc Đạo, Huyện Bàng Châu Phủ Nam Sách Trấn Hải Dương nay thuộc(xã An Lạc -Thị xã Chí linh - Hải Dương).
           Tất cả đàn ông đều bị giặc phương Bắc kiếm tìm chém giết, nhưng tại khu rừng giếng chùa tháp dưới chân Di tích Đền Cao đã xảy ra một huyền thoại như sau: Trong khi giặc phương Bắc truy tìm chém giết, chúng dẫn theo chó săn càn quét ở khắp nơi trong khi rừng, dứa rừng cây rậm rạp. Lũ chó đánh hơi thấy người ẩn náu, đã cắn vang lên báo hiệu, lũ giặc ra sức tìm kiếm theo hướng chó săn, dùng đao kiếm chém vào những  nơi chúng nghi là có người đang trốn. Khi bọn giặc tìm đến đúng nơi có người đang ẩn náu chúng đã dùng kiếm và đao chém mạnh vào những bụi dứa xung quanh, chúng đã chém đứt một cánh tay của người đàn ông trốn trong bụi dứa. Bỗng nhiên có một con cáo từ trong bụi dứa lao vụt ra, chó săn và lũ giặc liền rượt đuổi theo, bọn giặc cho rằng chó đánh hơi thấy Cáo chứ không phải người cho nên chúng dừng lại không tìm kiếm nữa, chúng đã đi theo hướng khác. Vì vậy người đàn ông duy nhất trong làng đã may mắn thoát chết.
            Để mở mang lãnh thổ, với mục đích định cư lâu dài giặc Bắc đã tuyển chọn 12 thiếu nữ để trồng các loài hoa đặc biệt là loài hoa Dành Dành, Chúng cho trồng loài hoa này với mục đích  nếu cây tươi tốt ra hoa kết trái, chúng sẽ cho xây dựng căn cứ lâu dài. Hàng ngày 12 cô gái đảm nhiệm việc trồng và chăm sóc hoa. Rất may mắn người đàn ông sống xót đã gặp được mười hai cô gái, ông đã được cứu sống nhờ các cô gai nén đưa cơm nước hàng ngày. Ông đã bày mưu cho mười hai cô gái đánh lừa bọn giặc bằng cách đun nước nóng để tưới hoa, không tưới trực tiếp vào gốc cây mà tưới từ xa tưới lại để cho cây héo từ từ. Quả nhiên sau một thời gian các cây hoa đã chết dần, lũ giặc đã bị mắc lừa chúng cho rằng đất ở đây không màu mỡ cằn cỗi, hay đã phạm vào long mạch không thể sinh sống ở đây được, nên chúng đã lẳng lặng rút đi bỏ mặc mười hai cô gái trong rừng.
           Sau khi lũ giặc đi khỏi người đàn ông đã lấy mười hai cô gái làm vợ, các bà vợ lần lượt sinh con và các con đêù lấy theo họ của mẹ, các họ như: Dương, Mạc, Phạm, Đào, Cao, Lỗ, Nguyễn, Đỗ, Hoàng, Bùi, Lê, Tạ. Từ đó trở đi mười hai dòng họ phát triển từ đời này qua đời khác, người đàn ông duy nhất ấy đã được suy tôn là: "Ông Tổ của mười hai dòng họ".Khi Ông tổ qua đời người dân thương tiếc, làm các thủ tục mai táng, xây lên một ngôi mộ lớn, gọi là mộ Tổ Thập Nhị Gia Tiên.
            Mộ được xây dựng ngay trong khu vườn dứa trước kia, dưới gốc cây lim già trên tám trăm năm tuổi (cây lim tổ cao tuổi nhất của rừng lim An Lạc). Hàng năm cứ đến ngày mười năm tháng mười âm lịch ban quản lý Di tích Đền Cao, nhân dân xã An Lạc, mười hai dòng họ có tên trên, cùng tất cùng các quý khách thập phương long trọng tổ chức lễ giỗ tổ "Thập Nhị Gia Tiên".Đặc biệt trong ngày hội có mười ba tuần tế, trong đó có một tuần tế "Cáo". Tế Cáo với ý nghĩa xin phép cụ Tổ, xin phép Đức Thánh cho mở hội, ngoài ra còn có ý nghĩa tế Ông Cáo (đã cứu sống cụ Tổ). Có một việc rất lạ kỳ, là trên thân cây lim tổ đã nhú ra một cái bừu rất lớn, hình thù như một ông Cáo nằm gọn trên thân cây. Đây là một điểm hấp dẫn lôi cuốn đối với bất kỳ một ai khi về đây tham quan chiêm bái. Lễ tế Cáo gồm thủ lợn và mâm xôi nhuộm quả Dành Dành màu vàng. Mâm xôi màu vàng đã gợi nhớ tới loài hoa Dành Dành xưa đã phải hy sinh cho sự trường tồn và phát triển của mười hai dòng họ Việt Cổ.                         


VĂN ĐỨC












nháp
nháp
00
nháp

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

GỬi TÌNH VỚI TRI Ân

 
 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011...
 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011 NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2011

kính chào ban lãnh đạo và các thành viên của xóm "Tri ân cuộc đời".
Xin đươc chân thành cảm ơn xóm ''TRI Ân''đã yêu thuowng và giúp đỡ để ''VAN DUC BLOGC" được trở thành thành viên của xóm TRI AN. 
Tôi xin phép được giới thiệu đôi chút về bán thân.Lý lịch trích ngang:Họ tên: Phan văn ĐứcSinh năm 1982Quê quán: Phường Hoàng Tân - Thị xã Chí  Linh -Hải DươngNghề nghiệp hiện nay:Cán bộ Ban Quản Lý Di Tích Thị xã Chí LinhHôm nay tôi rất vui mừng phấn khởi vì được ra nhập xóm tri ân.cũng là tự hào và vinh dự vì đã được ban lãnh đạo hội cho phép và công nhận tôi là :"Tân thành viên" của hội.Để bày tỏ tấm lòng của mình với hội tôi xin gửi tới ban lãnh đạo, cũng như toàn thể các hội viên lời cảm ơn sâu sắc .Chúc các hội viên luôn dồi dào sức khỏe ,hạnh phúc an vui và thành công hơn nữa trong cuộc sống.Ngày đầu lên trang blog này tôi con rất nhiều bỡ ngỡ .Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thành viên trong hội, để sẻ chia tình cảm của mình .Tôi mạo muội có vài câu thơ gửi tặng xóm "Tri ân".
 
 
 
       TÌNH TRI ÂN
 
 
  Nghe danh"TRI" hội đã lâu
Nhưng mà chưa được gặp nhau một lần
Hôm nay vào hội tri ân
Trước là chia sẻ sau gần nhau hơn
Cách xa cả dãy Trường Sơn
Lòng tôi đã thấy tình thân dạt dào
Biển kia sóng vỗ thì thào
Gửi tình tôi vào với hội tri ân
Tri ân tỏ sự biết ơn
Vui buồn chia sẻ giận hờn có nhau
Vần thơ tôi viết đôi câu
Gửi tới quý hội nhịp cầu yêu thương.
                     
 
                              VĂN.ĐỨC

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

TỰ GIỚI THIỆU

KÍNH CHÀO CÁC BÁC XÓM TRI ÂN. EM XIN KÍNH CHÚC CÁC BÁC LUÔN MẠNH KHỎE, TRẺ MÃI VỚI NGUỒN THƠ VÀ CHO EM ĐƯỢC LÀ THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN TRI ÂN CUỘC ĐỜI MÀ EM LUÔN NGƯỠNG MỘ